Trong kinh doanh thời trang, chi phí nhập hàng chiếm một tỷ trọng vốn tương đối lớn lên đến 70%. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khách hàng hướng đến, nguồn hàng bạn nhập, mô hình bạn phát triển mà mức vốn cụ thể sẽ khác nhau. Các mặt hàng thời trang giá rẻ thì vốn ít, các mặt hàng có nhiều size số thì cần vốn lớn, hàng thiết kế riêng sẽ cần khoản đầu tư bài bản hơn.
Lưu ý, cần xác định rõ định hướng phát triển mô hình của mình. Lựa chọn kỹ lưỡng nơi nhập hàng, các yếu tố đầu vào đảm bảo sẽ tạo nền tảng tốt để phát triển giai đoạn sau.
Đối với hoạt động kinh doanh, marketing là yếu tố không thể xem thường. Đặc biệt, với sự phát triển chóng mặt của thị trường online như hiện tại thì việc marketing làm thế nào cho sản phẩm của bạn nổi bật lên trên hẳn các đối thủ cạnh tranh lại càng quan trọng hơn.
Marketing bao gồm việc nghiên cứu insight khách hàng, thị trường và đưa ra chiến lượng phát triển phù hợp. Chi phí dành cho marketing thời trang online chiếm một phần lớn trong ngân sách của bạn. Các hạng mục cần chi có thể là chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí cho quảng cáo Facebook, Google, chi phí sản xuất nội dung marketing… Tuỳ vào từng chiến lược mà mức tiền quảng cáo hàng tháng cho các nền tảng sẽ không giống nhau ở mỗi shop. Có shop chạy quảng cáo chỉ vài triệu, có shop chi cả trăm triệu tiền cho Facebook Ads mỗi tháng…
Nếu bạn phát triển hoạt động kinh doanh trên đa nền tảng bao gồm sàn thương mại điện tử thì chắc chắn cần tính toán chi phí dành cho nền tảng đó. Hiện nay, các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki đều tính phí sàn cho mỗi sản phẩm bạn bán ra. Bạn cần tham khảo kỹ chính sách của các sàn và tính toán cân đối vốn, lãi, doanh thu sao cho phù hợp. Mặc dù là chi phí này được trừ trên mỗi sản phẩm bạn bán thành công, nhưng sẽ cần nắm rõ để tính toán nhằm đảm bảo dòng tiền ổn định.
Để vận hành một shop quần áo online nhỏ thì dễ, nhưng khi số lượng đơn ngày càng lớn thì khoản vốn càng cần lớn hơn. Chi phí vận hành shop sẽ bao gồm các hạng mục như: tiền lương thưởng cho nhân viên, tiền thuê kho bãi, tiền chi cho các phần mềm hỗ trợ bán hàng online, tiền điện nước, văn phòng…
Bên cạnh những chi phí có thể phân loại trên đây, quá trình vận hành shop sẽ có rất nhiều khoản tiền không tên gõ cửa shop bạn. Tiền mua sắm các thiết bị in ấn, tiền bao bì, tiền thiết kế website, quà tặng cho khách hàng…
Có nhiều người chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh thời trang thành công chỉ với vốn 5 triệu đồng, nhưng cũng có người bắt đầu từ khoản tiền tương đối lớn đến vài trăm triệu. Con số vốn bao nhiêu để kinh doanh quần áo online thành công là vô định. Những chi phí được liệt kê chi tiết trên đây sẽ giúp bạn hình dung được mình phải chuẩn bị những gì và chuẩn bị nguồn vốn đủ để duy trì hoạt động. Hy vọng bạn sẽ nắm bắt được những thông tin trên và sẵn sàng chinh chiến với lĩnh vực này.
Trustsales phần mềm bán hàng đa kênh miễn phí
Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh, quản lý bán hàng online