Những năm gần đây, kinh doanh online đang thực sự bùng nổ, đặc biệt là các sàn thương mại điện tử. Shopee, Lazada, Tiki,… là những ông lớn mà bất cứ nhà bán hàng nào cũng mong muốn được chinh phục trong hành trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Vậy nguyên nhân là từ đâu? Trong bài viết này, hãy cùng điểm danh lý do khiến hoạt động bán hàng online trên Shopee của bạn chưa hiệu quả nhé!
Không tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình trên Shopee
Thương hiệu của bạn trên Shopee sẽ được thể hiện qua tên shop, ảnh đại diện, logo, hình ảnh sản phẩm, các câu slogan,… Các yếu tố này càng ấn tượng và đồng bộ với nhau trong từng chi tiết trong gian hàng trên Shopee cùng các kênh bán hàng khác (website, Facebook, Instagram, Tiktok, các sàn TMĐT khác,…) thì độ nhận diện và việc nhắc lại cho khách hàng nhớ đến bạn càng dễ dàng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng quán triệt cho mình mindset này khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu. Rất nhiều nhà bán hàng đã thờ ơ với yếu tố này, đăng sản phẩm không theo một trình tự nhất định, không đồng bộ nhận diện thương hiệu trên các kênh,… Điều này là một lí do quan trọng làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bạn.
Sản phẩm đăng bán không chuẩn SEO
Tối ưu sản phẩm chuẩn SEO là điều hết sức quan trọng để cải thiện độ hiển thị sản phẩm của bạn, tăng khả năng tiếp cận với khách hàng khi họ thực hiện tìm kiếm. Tuy nhiên, nhiều nhà bán hàng đã không tìm hiểu đến vấn đề này nên thường đặt tên sản phẩm dài dòng, không có chứa từ khóa, nội dung thông tin sản phẩm không tối ưu, hình ảnh sản phẩm không chất lượng và sai tiêu chuẩn,…
Để giúp tối ưu sản phẩm chuẩn SEO, cần khắc phục những yếu tố sau:
– Chọn từ khóa phù hợp cho sản phẩm
– Tối ưu URL (đường dẫn sản phẩm)
– Tối ưu tiêu đề sản phẩm
– Tối ưu Meta Description (thẻ mô tả tóm tắt sản phẩm)
– Tối ưu thẻ tiêu để
– Tối ưu nội dung mô tả sản phẩm
– Tối ưu hóa hình ảnh và video
– Nổi bật phần kêu gọi hành động (mua hàng)
– Gợi ý những sản phẩm hàng hóa tương tự
Chậm trễ trong việc tiếp nhận và xử lý đơn hàng
Để đo lường hiệu suất hoạt động của gian hàng, Shopee có rất nhiều tiêu chí đánh giá vấn đề này. Một trong số đó là tốc độ xử lý đơn hàng và tỉ lệ đơn hàng thành công. Điểm này càng cao, khả năng tiếp cận của shop với nhiều khách hàng hơn càng lớn.
Bên cạnh đó, việc đóng gói hàng đẹp mắt, cẩn thận, giao hàng nhanh chóng sẽ là điểm cộng vô cùng lớn của shop đối với khách hàng, quyết định đến việc khách hàng có quay lại và đánh giá tốt cho đơn hàng của shop hay không.
Vì vậy, nếu shop của bạn có đơn hàng nhưng lại được xác nhận trễ, giao hàng trễ, đi kèm với đó là sơ sài trong khâu đóng gói thì chắc chắn hiệu quả hoạt động shop của bạn trên Shopee sẽ rất thấp.
Hời hợt trong việc phản hồi và xử lý khiếu nại của khách
Kinh doanh trên Shopee nói riêng và các sàn TMĐT khác nói chung có lợi hơn trên Facebook ở chỗ bạn không phải tư vấn và giải đáp cho khách hàng quá nhiều. Đa phần khách hàng sẽ tự check sản phẩm, check review và quyết định mua hàng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn bỏ bê yếu tố phản hồi và tư vấn cho khách hàng. Nên chú trọng đến tốc độ phản hồi tin nhắn để đẩy nhanh quá trình mua hàng của khách.
Bên cạnh đó, đối với những đánh giá thấp về sản phẩm, cần có những kịch bản giải quyết khiếu nại, bồi hoàn hợp lí để khiến khách hàng hài lòng và là sự tham khảo cho các khách hàng sau. Ngoài ra, tốc độ phản hồi tin nhắn cũng như điểm đánh giá cũng là yếu tố xếp hạng tăng trưởng shop của bạn khi kinh doanh trên Shopee.
Trên đây là một vài nguyên nhân quan trọng khiến đa số các nhà bán hàng kinh doanh không tốt trên Shopee. Các yếu tố này cũng có thể được áp dụng tương tự đối với các sàn TMĐT khác. Chúc bạn sẽ có được những điều chỉnh phù hợp để bán hàng thật thành công trên những kênh TMĐT này. Và nếu bạn đang tìm kiếm một phần mềm quản lý bán hàng online hiệu quả, thì đừng quên liên hệ TrustSales để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhé!