Omnichannel Marketing là chiến lược được quan tâm nhiều từ năm 2021 và là giải pháp hiệu quả cho mạng lưới kinh doanh online của nhiều doanh nghiệp. Cùng TrustSales tìm hiểu rõ hơn về 5 bước triển khai Omnichannel hiệu quả cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua bài viết bên dưới nhé!
Omnichannel Marketing là gì?
Omnichannel Marketing được biết đến là chiến lược bán hàng đa kênh, giúp doanh nghiệp có thể tích hợp nhiều kênh bán hàng với nhau nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch, nhất quán cho khách hàng. Các doanh nghiệp ngày nay sử dụng Omnichannel để có thể dễ dàng đồng bộ mạng lưới các kênh online của họ như Shopee, Lazada, Tiki, Facebook, Website,…
So với việc doanh nghiệp triển khai bán hàng đa kênh (Multi-channel), mỗi kênh tự quản lí riêng lẻ thì Omnichannel sẽ tập trung vào việc liên kết các kênh này lại với nhau, đồng bộ dữ liệu về một nơi để khách hàng có một hành trình mua hàng liền mạch.
Tổng hợp 5 bước triển khai Omnichannel hiệu quả
Lựa chọn nền tảng triển khai Omnichannel Marketing
Các nền tảng Omnichannel sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được 3 vấn đề sau:
- Đồng bộ nhanh chóng các dữ liệu về sản phẩm và thông tin về khách hàng
- Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược marketing phù hợp
- Dễ dàng và tiện lợi trong việc theo dõi, quản lí mọi thứ chỉ với một trang quản trị
Ngày nay, các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh đề tích hợp tính năng Omnichannel để việc quản lí doanh nghiệp của khách hàng trên các kênh thêm phận tiện lợi và nhanh chóng. Vì vậy, nếu bạn đang lựa chọn phần mềm quản lí bán hàng thì đừng quên chú trọng đến tính năng này nhé.
Xác định hành trình khách hàng trên các kênh truyền thông
Nhà bán hàng cần nghiên cứu khách hàng của mình thường đến từ những kênh nào để từ đó triển khai Omnichannel ở đúng những kênh đó.
Xác định điểm chạm khách hàng
Việc xây dựng một hành trình khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đưa khách hàng của mình tới các kênh mua sắm một cách tự nhiên nhất. Omnichannel đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện remaketing khách hàng trên nhiều kênh khác nhau với đồng nhất một nội dung và có sự liên quan với nhau. Cho dù khách hàng chưa thực hiện mua hàng nhưng vẫn tiến hành tiếp cận lại, dựa trên hành trình mua sắm của người dùng.
Xây dựng nội dung cá nhân hóa đến khách hàng
Đây là bước rất quan trọng để khách hàng thực hiện mua hàng của bạn. Sẽ khác với việc bạn lựa chọn tiếp cận theo cách tấn công ồ ạt và không phân loại. Cá nhân hóa thông điệp gửi đến khách hàng, phân tích trước được nhu cầu của khách hàng trước khi thực hiện truyền thông sẽ khiến cho quyết định mua hàng được diễn ra nhanh hơn. Để có được những thông tin cần thiết, bạn cần phân tích các dữ liệu sau đây để hướng đến xây dựng nội dung cá nhân hóa:
Dữ liệu khách hàng: Nghiên cứu về nhân khẩu học của khách hàng như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí địa lý, sở thích,…
Hành vi mua sắm: Thời điểm, địa điểm, chủng loại sản phẩm mà khách hàng thường mua
Tương tác của khách hàng: những khách hàng tiềm năng là những người có sự tương tác với các nội dung mà người bán hàng chi sẻ. Bạn có thể sử dụng các công cụ như Yandex, Hotjar,… để đo heatmap.
Triển khai, đo lường và tối ưu hiệu quả
Sau khi đã triển khai tiếp thị, bạn cần thực hiện bước đo lường và phân tích để tối ưu trải nghiệm của khách hàng bằng phương pháp A/B testing.
Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét về hành vi của khách hàng:
- Ở khung giờ nào khách mua hàng nhiều nhất?
- Mẫu quảng cáo nào đem lại hiệu quả nhất?
- Kênh bán hàng đang thu hút được nhiều khách hàng?
- Kênh nào đem lại doanh thu cao?
- Dạng bài viết nào khách hàng đọc nhiều nhất?
- Phần nào khách hàng thường thoát khỏi trang?
- Sản phẩm nào có tần suất mua lại cao?
Hi vọng bạn tham khảo được những thông tin hữu ích về Omnichannel Marketing qua bài viết trên. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thêm về thiết kế phần mềm quản lý bán hàng đa kênh thì đừng quên liên hệ đội ngũ của TrustSales nhé!