Trong quá trình kinh doanh, để tạo ra được những sản phẩm phù hợp với khách hàng, nhà sản xuất cần biết lựa chọn những kênh phân phối phù hợp, để từ đó dễ dàng mang sản phẩm đến gần khách hàng mục tiêu của mình. Bài viết hôm nay TrustSale sẽ cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về các kênh phân phối phổ biến hiện nay nhé!
Kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối hay được gọi là kênh tiếp thị, được đánh giá là một trong bốn điểm trọng yếu của chiến lượng marketing hỗ hợp. Đây là bước trung gia để giúp đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến gần hơn với người tiêu dùng. Có 2 hình thức phân phối chính:
Kênh tiếp thị trực tiếp: sản phẩm được cung cấp trực tiếp từ nhà sản xuất
Kênh tiếp thị gián tiếp: sản phẩm được phân phối thông qua các bên trung gian (nhà phân phối, điểm bán sỉ, bán lẻ, đại diện nhà sản xuất,…)
Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược marketing:
- Phân phối sản phẩm/dịch vụ giúp bao phủ thị trường bằng các kênh tiếp thị
- Mang sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến gần khách hàng hơn
- Đóng vai trò là cầu nối, giúp gắn kết doanh nghiệp và khách hàng
- Thông qua các kênh tiếp thị, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ tốt hơn về mặt chính sách bảo hành cũng như các hướng dẫn sử dụng.
5 mô hình phân phối phổ biến
Kênh phân phối trực tiếp
Đây là kênh phân phối không cần thông qua trung gian, thường cần có vốn đầu tư lớn. Các sản phẩm sẽ được khách hàng mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Cách thức vận hành của mô hình này sẽ gồm:
Bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử, app bán hàng, website bán hàng. Đây là kênh tiếp thị online được đánh giá mang lại hiệu quả tốt, tiện lợi và nhanh chóng. Đối với kênh bán hàng này, doanh nghiệp cần sở hữu một phần mềm quản lí bán hàng để kiểm soát được đơn hàng.
Kinh doanh tại cửa hàng hoặc qua điện thoại: đây là mô hình theo lối truyền thống, chủ yếu tập trung vào độ tuổi lớn hơn so với online. Ngoài ra, đây cũng là mô hình phù hợp cho các mặt hàng không thể đưa lên sàn thương mại điện tử như: vật liệu xây dựng, xe máy, ô tô,…
Kênh phân phối gián tiếp
Kênh tiếp thị này thường sẽ phụ thuộc và bên thứ 3 để làm trung gian phân phối sản phẩm. Đối với hình thức này, sản phẩm của bạn sẽ được nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng theo diện rộng. Doanh nghiệp sẽ không cần bỏ nhiều vốn để đầu tư như kênh phân phối trực tiếp. Tuy nhiên, vẫn có hạn chế ở mô hình phân phối này đó là sản phẩm sẽ đến tay khách hàng chậm hơn vì còn phải thông qua bên trung gian, đồng thời chờ các thủ tục có liên quan khiến quá trình vận chuyển bị trì hoãn.
Kênh phân phối đại trà
Mô hình này thường sẽ phù hợp với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày hay các sản phẩm tiêu dùng nhanh, và được triển khai ở các tụ điểm bán lẻ. Đối với kênh phân phối này, trước khi tiến hàng lựa chọn địa điểm, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh và hành vi người tiêu dùng tại thời điểm đó.
Kênh phân phối độc quyền
Mô hình này sẽ phù hợp với các mặt hàng có giá trị cao, mặt hàng xa xỉ. Nhà bán lẻ được lựa chọn để phân phối độc quyền sẽ cần phải có cam kết chỉ kinh doanh sản phẩm từ công ty cung cấp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể kinh doanh sản phẩm ở các cửa hàng riêng của thương hiệu. Bảng giá sản phẩm sẽ được phía công ty định vị với một mức giá niêm yết và ổn định.
Kênh phân phối chọn lọc
Đây là kênh phân phối cần phải lựa chọn trung gian giữa phân phối độc quyền và chuyên sâu, các sản phẩm sẽ được phân phối ở nhiều địa điểm. Để có thể tránh vấn đề cùng một loại sản phẩm của các thương hiệu cạnh tranh xuất hiện trên một kệ hàng, một gian hàng thì các doanh nghiệp sẽ lựa chọn áp dụng và triển khai mô hình tiếp thị chọn lọc, cùng đó tham gia giao dịch với các nhà bán lẻ khác.
Lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm của bạn cũng là bước đi vô cùng quan trọng đấy!